“Sống Chậm” và “Chết Chậm” (Học viện Têrêsa Avila)

SHARE:

"Sống Chậm” và “Chết Chậm” (Học viện Têrêsa Avila)

“Sống Chậm” và “Chết Chậm” 

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra đã lan rộng đến khắp nơi trên thế giới, khiến hàng chục triệu người mắc bệnh, hàng triệu người tử và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. 

Để đối phó với tình hình này, các biện pháp y tế được thực hiện triệt để. Biện pháp “giãn cách xã hội” cũng đã được áp dụng nhằm hạn chế đối đa sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Đây thực sự là một giải pháp cần thiết. Ai cũng hiểu “cách ly xã hội” tức là hạn chế đến tối thiểu việc tiếp xúc giữa người với người. Ngoài dịch vụ lương thực và nhu yếu phẩm, những hoạt động khác buộc phải ngưng tuyệt đối. Mọi người được yêu cầu không ra khỏi nhà để bảo đảm an toàn cho bản thân và người khác. 

Nhưng bên cạnh đó, còn một câu chuyện khác! Đối với những người có “của ăn của để”, điều kiện kinh tế ổn định thì “giãn cách xã hội” không là vấn đề. Còn đối với những người “buôn gánh bán bưng”, đồng lương ban sáng đổi lấy bát cơm buổi chiều thì thực là một khoảng thời gian đầy đen tối. Nói cách khác, “giãn cách xã hội” với tầng lớp thượng lưu là cơ hội để thực hiện khẩu hiệu đẹp đẽ mà người ta vẫn hô hào: “sống chậm”; còn đối người nghèo khó lại là thời gian để họ “chết chậm”. Xin tự hỏi, tôi thuộc hạng người nào? 

Thế giới bị ám ảnh bởi tốc độ, nhịp sống hối hả như lôi kéo con người ta vào guồng máy không bao giờ ngơi nghỉ. Mọi người bắt đầu thèm khát những giây phút được thanh thản, bình yên. Nhiều người chán ngán những chốn phồn hoa đô hội và trân quý những giây phút lặng lẽ trở về với chính tâm hồn mình. “Sống chậm” trở thành một phong trào nhận được nhiều hưởng ứng tích cực từ cộng đồng. 

Giữa cơn đại dịch, kinh doanh ngưng trệ, tương tác bị hạn chế, đây được xem là cơ hội thuận tiện để người ta học cách sống chậm. Song hãy coi chừng! Phải chăng sống chậm là dành giờ chăm sóc bản thân nhiều hơn? Sống chậm là có thời gian, không gian để tận hưởng những thú vui chơi giải trí tao nhã? Sống chậm là an nhiên ngồi một chỗ nhìn dòng đời đang tất bật ngoài kia? 

Đẹp biết bao khi mỗi người biết cách “sống chậm” theo đúng ý nghĩa của nó! 


Sống chậm hơn một chút là để quan sát người xung quanh, để lắng nghe những thanh âm vốn rất thân thương, để tìm kiếm những vẻ đẹp bình dị. Nơi an bình, tâm hồn sẽ tìm lại sự nhạy bén trước những giá trị rất đỗi giản đơn mà bao lâu nay ta đã đánh mất vì cứ gắng gượng chạy theo thành công và danh vọng. 

Sống chậm là để gạn bớt những mưu toan, tính toán trong tâm trí, để cho tâm hồn tìm về sự đơn sơ, trong trắng của tuổi thơ, nơi đó con người học lại cách yêu thương và tôn trọng người khác vô vị lợi. 

Sống chậm để cảm nhận từng phút giây, từng khoảnh khắc của cuộc sống kỳ diệu, nơi đó bạn được lãnh nhận rất nhiều từ Đấng Tạo Hóa, từ đồng loại thân yêu. 

Sống chậm còn là để nhìn về quá khứ với biết bao vết thương chưa lành tưởng chừng như bị vùi sâu trong vô thức, để cho mỗi người có cơ hội đối diện và chữa lành chúng, để hy vọng về một ngày mai tươi mới hơn. 

Hãy tập ăn chậm để thấy vị ngọt của hạt gạo quê xứ nghèo, để biết thương lấy và học cách sẻ chia cho những người đang thèm khát vị ngọt ấy.

Hãy tập đi chậm lại để thấu cảm bước chân nặng nhọc của những người đang tìm về tổ ấm sau mỗi buổi chiều tàn. 

Tập nói chậm lại suy tư nhiều hơn, để lời nói và cử chỉ của bạn nếu không thể chữa lành thì cũng đừng trở thành vũ khí sát thương người khác. 

Tập sống chậm lại để thấy tình đời, tình người lấp lánh bên tôi. 

Sống chậm lại là đếm ơn ta nhận 
Thấy cuộc đời dạt dào nghĩa yêu thương 
 Gió ru mành lòng cũng thấy lâng lâng 
Nắng hong cửa sưởi tình người ấm lại. 
Còi cứu thương tim nhịp buồn tê tái 
Tiếng chuông tang, chùn bước gửi lời cầu 
Bữa cơm trưa nghe đắng giọt mồ hôi 
Lòng chạnh lòng xót xa người còn đói… 

 Lâm Giang
(HV)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1199,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4608,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: “Sống Chậm” và “Chết Chậm” (Học viện Têrêsa Avila)
“Sống Chậm” và “Chết Chậm” (Học viện Têrêsa Avila)
"Sống Chậm” và “Chết Chậm” (Học viện Têrêsa Avila)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjS3mG-vElK69W5DCZhsZmE0VxbQYCYOJ2WOBvxNpK-3XlyZmH1ZXmx3MDASDDdDNyUTcwINrMGPR9ZaQyfm-wLW4_LJz04y4UvpP6lVaUomIxioroCzlsBpGt2qNM46ypCxtBhENBi-G8/w671-h503/c%25E1%25BA%25A7u+nguy%25E1%25BB%2587n.JPG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjS3mG-vElK69W5DCZhsZmE0VxbQYCYOJ2WOBvxNpK-3XlyZmH1ZXmx3MDASDDdDNyUTcwINrMGPR9ZaQyfm-wLW4_LJz04y4UvpP6lVaUomIxioroCzlsBpGt2qNM46ypCxtBhENBi-G8/s72-w671-c-h503/c%25E1%25BA%25A7u+nguy%25E1%25BB%2587n.JPG
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/06/song-cham-va-chet-cham-hoc-vien-teresa.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/06/song-cham-va-chet-cham-hoc-vien-teresa.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content