Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VII: ĐỨC CẬY )

SHARE:

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VII: ĐỨC CẬY )

Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VII) 
Nguyên tác Anh ngữ: “Virtues for Ordinary Christians” (“Các nhân đức cho các Kitô hữu giữa đời thường”), của cha James F. Keenan, s.j; bản dịch Pháp ngữ “Les Vertus, un Art de Vivre” (2002) của Claire Ferras-Douxami, lời tựa của cha Philippe Bordeyne, khoa trưởng Phân khoa Thần học của Học viện Công giáo Paris (hiện tại là Đức Ông và là Hiệu trưởng của Học viện danh tiếng này). 

Bản dịch Việt ngữ của Lm. Võ Xuân Tiến. 
Nguồn: xuanbichvietnam.net 

Chương VII: ĐỨC CẬY 

Nếu bạn hỏi một linh mục trẻ sau hai năm thực thi thừa tác vụ liệu ngài thích cử hành lễ rửa tội, hôn phối hay là an táng hơn, thì tôi chắc chắn rằng ngài sẽ trả lời là lễ an táng. Trong các lễ hôn phối, sự chú ý của các tín hữu bị phân tán: có cô dâu, áo cưới, chú rễ, các cha mẹ, etc. Trong lễ rửa tội, có em bé, cha mẹ, vú bọ đỡ đầu được hỏi những gì phải làm, etc. Trong cả hai trường hợp, thì sự kích thích đến độ người ta khó tập trung.

Đối với lễ an táng thì hoàn toàn khác. Sự chú ý của những người tham dự bị sự phiền muộn thu hút. Việc cử hành lễ và nghĩa trang là kết quả của một sự liên tiếp những ngày dài trong đó những người đang ở đó đã chịu đau buồn. Cử tọa thì mệt lử. Vào ở giữa thì có chiếc hòm, dấu rõ ràng của sự đau buồn của mọi người. Có một nhu cầu thúc bách và hiển nhiên về sự nâng đỡ và an ủi. Nhưng những người để tang chỉ sẽ nhạy cảm như thế trong chừng mực vị linh mục chú ý đến tình cảm mất mát mà họ nghiệm thấy. 

Khi tôi là học sinh trung học, tôi nhớ rằng có một người láng giềng độ ba mươi mấy tuổi đã tự vẫn. Bà quả phụ và con cái đến nhà chúng tôi đêm hôm đó và một linh mục trong giáo xứ đã có mặt để an ủi gia đình. Ngài thực sự đã mong muốn bảy tỏ sự nâng đỡ của mình; ngài đã đến ngay lập tức sau khi cảnh sát gọi cho ngài. Nhưng ngài đã tỏ ra vui vẻ. Ngài đã quá vui vẻ. Ngài mỉm cười, cười, vui đùa. Ngài muốn mang đến niềm hy vọng, nhưng chỉ đi đến kết quả là bị từ chối. 

HÃY ĐỂ CHỖ CHO SỰ PHIỀN MUỘN 

Nhiều nhà phụng vụ đã hành động thiếu cân nhắc như nhau đối với các nhu cầu của những người có tang khi họ đã sửa đổi nghi thức thánh lễ an táng. Nói chung, họ đi từ thái cực này đến thái cực khác. Trước Công đồng, Giáo Hội tham dự bằng lời cầu nguyện vào thánh lễ cho người qua đời. Sau Công đồng, người ta bắt đầu cử hành thánh lễ phục sinh. Người ta đã hoàn toàn chuyển từ phiền muộn sang niềm vui, từ màu đen sang màu trắng. Các nhà phụng vụ có lý khi muốn đưa vào màu sắc của sự phục sinh, nhưng lẽ ra họ nên làm như thế mà vẫn lưu tâm đến kinh nghiệm của cử tọa vừa mất đi một người thân yêu. Lúc lễ an táng, cử tọa đang ở trong sự đau buồn sâu xa. Yêu cầu họ vui mừng về sự phục sinh không chỉ là phi thực tế, đó đúng là phi nhân. 

Phụng vụ lễ an táng được tập trung vào niềm hy vọng, đó không phải là một cử hành niềm vui. Không phải ở cái chết của Chúa Giêsu mà Đức Maria và các môn đệ đã cảm thấy niềm vui, nhưng ở sự phục sinh của Ngài. Niềm vui, đó là những gì mà các bậc cha mẹ nghiệm thấy lúc con mình chào đời. Niềm vui, đó là những gì chúng ta cảm thấy khi chúng ta thực sự có điều gì đó. Niềm hy vọng là những gì mà chúng ta nghiệm thấy khi chúng ta không còn sở hữu gì nữa. Vào lúc diễn ra nghi thức an táng, theo cách tốt nhất là có niềm hy vọng

Ở những lễ an táng, nhiều tín hữu trải qua một thời điểm khó khăn. Đối với những ai có đức tin cũng như đối với những ai không có, thì sự phiền muộn bao trùm. Nhưng những tín hữu có thể cảm thấy một cảm giác bối rối. Họ hẳn muốn biết tại sao họ không cảm thấy sự xác tín về sự phục sinh hơn. Họ ngạc nhiên rằng đức tin của họ yếu kém đến độ họ có thể cảm thấy mình bất hạnh như những người không tin. 

Thường xảy ra là những người tin, bị đảo lộn bởi cái chết của người thân yêu, cảm nghiệm rằng đức tin của họ không nâng đỡ họ, nhưng đúng hơn là đè nặng họ, khi họ dự một nghi thức an táng. Chính khi người ta tự vấn về sự yếu kém của đức tin của mình mà niềm hy vọng mang lấy tất cả ý nghĩa của nó. Vì đức cậy là sự sẵn lòng không từ bỏ đức tin vào lúc mà, có thể nói như thế, người ta không còn rút ra được bất kỳ sự an ủi nào từ đó nữa. 

VÀ CÁI CHẾT ĐỐI VỚI MỘT TÍN HỮU? 

Bây giờ cần phải xem xét lời khẳng định nực cười này, theo đó, cái chết sẽ dễ dàng được chấp nhận bởi các tín hữu hơn là bởi những người vô thần và những người theo thuyết bất khả tri. Cái chết cướp đi mạng sống của một người thân yêu theo cùng một cách thức đối với mọi người, với cùng một sự hiển nhiên, thể lý và tinh thần. Đối với người vô thần và những người theo thuyết bất khả tri, cái chết là điểm sau cùng: cánh cửa sự sống khép lại. Ý nghĩa của cái chết là vô phương vãn hồi. Các tín hữu cũng cảm thấy cái chết như là kết thúc; họ không cảm nghiệm về cái chết cách ít thảm thương hơn. Tuy nhiên, họ không sẵn sàng nuôi dưỡng cùng một xác tín như những người không tin về vấn đề sự chết. Bất chấp sự mất mát, bất chấp sự yếu kém của đức tin của mình, họ chọn để cho cánh cửa sự chết mở ra. Rất thường, đối với những ai khóc lóc, thì đức tin không phải là một sự an ủi, đúng hơn nó /làm cho chưng hửng. Niềm hy vọng đích thực, đó là giữ gìn đức tin. Đối diện với cái chết, với tư cách là người tin, chúng ta quyết định đứng vững trước lời hứa phục sinh, cho dầu đầu gối của chúng ta run rẩy. Nơi đâu không có mối nghi ngờ nào, sự thiếu xác tín nào, sự bối rối nào, ước muốn nếm thử hơn ân ban đức tin nào, thì ít cần nhu cầu hy vọng ở đó. Nhưng chúng ta vẫn sống trong niềm hy vọng, niềm hy vọng về những gì mà chúng ta không sở hữu – tức là kinh nghiệm chắc chắn về sự phục sinh. 

Mỏ neo được xem như là một hình ảnh về niềm hy vọng. Khi chúng ta cảm thấy bị lắc lư bởi những làn sóng, chúng ta đi lạc hướng, chúng ta bị mất phương hướng, thì chúng ta tìm thấy nơi đức cậy, cái mỏ neo mà cho phép chúng ta kiên vững trong đức tin. Chính khi chúng ta bị lay động bởi những cơn gió mà niềm hy vọng có thể giúp chúng ta. Như đức can đảm, đức cậy là nhân đức của sự kiên trì, của sự bền bỉ. 

Quan niệm về niềm hy vọng này đã được khai triển trong Chrétiens, demain: Le visiteur  [15], một cuốn tiểu thuyết hay được Brian Moore viết cách đây một thời gian. Vào một thời kỳ tương lai sau Công đồng Vatican III, có một sự bất bình nào đó dường như xảy ra trong một cộng đoàn đan tu. Vatican gởi một vị kinh lược đến điều tra. Trên đường đi, người ta biết rằng cha viện trưởng, con người tốt lành và lương thiện, không còn cầu nguyện được nữa từ nhiều năm nay. Khi ngài cố gắng, không có gì diễn ra. Sự gay go của những chiến đấu của ngài, mà ngài giải thích cho vị kinh lược, là rõ ràng trong suốt câu chuyện. Và ở đoạn kết, trong phiên bản quay phim, người ta thấy viện phụ đang kinh sợ, quỳ gối một mình trong đêm tối, thử phát âm những từ của Kinh Lạy Cha

Cuốn tiểu thuyết này dẫn đến những lời nói của thánh Phaolô trong Thư gởi tín hữu Rôma của ngài. Ở chương VIII, một trong những đoạn về niềm hy vọng, ngài nhận xét rằng chúng ta hy vọng những gì chúng ta vẫn còn chưa thấy: nếu ta có thể thấy, thì đó sẽ không còn là hy vọng nữa. Ngài viết, niềm hy vọng giúp chúng ta chính khi chúng ta yếu đuối. Ngài nói thêm rằng sự yếu đuối của chúng ta có thể đến độ thấm chí đôi khi chúng ta không còn biết cầu nguyện như thế nào. Nhưng, ngài nói, chính vào lúc mà chúng ta muốn có thể cầu nguyện (hãy lưu ý kỹ: không phải là khi chúng ta cầu nguyện, nhưng là khi chúng ta muốn có thể cầu nguyện) mà Thánh Thần nói với Chúa Cha xuyên qua những tiếng rên siết của chúng ta. Trong sự bất khả cầu nguyện của chúng ta, chính Thánh Thần cầu nguyện cho chúng ta, nhưng bằng cách thông qua chúng ta. 

Trong những tiếng rên siết của chúng ta, chúng ta hy vọng. Vì rên siết tự nó là một ước muốn, một niềm hy vọng. Tiếp tục cuộc đối thoại ngay cả khi chúng ta đối diện với những sợ hãi dữ dội nhất của chúng ta là một hành vi hy vọng. Đức cậy hệ tại ở chỗ /vẫn tiếp tục đối thoại, ngay cả khi chúng ta không nói được lời nào nhưng ước muốn phát âm chúng vẫn hãy còn. Như viện phụ qùy gối, bị đè nặng bởi nỗi kinh sợ, chúng ta cũng hy vọng khi không còn gì khác phải làm hơn là bày tỏ ước muốn tin của chúng ta. Chính ước muốn này rất thường cư ngụ nơi tâm hồn của những ai khóc than một người thân yêu. 

ĐỨC CẬY NHƯ LÀ ÂN BAN 

Chính ở đây mà chúng ta phải xem đức cậy như là một /ân ban của Thiên Chúa. Vì nếu chúng ta nghĩ rằng những người có tang mà bám lấy lời cầu nguyện trong một lễ an táng, hay cha tu viện trưởng của Brian Moore, hay những độc giả của Thư gởi tín hữu Rôma, chỉ hy vọng vào những sức lực riêng của mình, thì chúng ta bị nhầm lẫn về những gì là đức cậy. Như đức tin và đức ái, hai nhân đức đối thần khác, đức cậy không phải là điều gì đó mà ta có thể thủ đắc hay làm cho lớn lên bằng chính bản thân của ta. Đức cậy, cũng như đức tin và đức ái là những ân ban, những ân ban thuần túy, là chính biểu lộ của ân sủng. 

Đức cậy, đó là Thánh Thần mà, khi trở về trong con người mệt mỏi, kiệt sức, sợ hãi của chúng ta, đang ban cho chúng ta phương tiện tiếp tục cuộc đối thoại, đứng vững trước nhan Thiên Chúa hằng sống. Tất cả những gì cho phép chúng ta tiếp tục tin tưởng trước cái chết, sự nghi ngờ, sự thiếu xác tín hay sự sợ hãi đều thuộc về đức cậy. Khả năng đứng vững không nao núng, mỏ neo mà củng cố chúng ta khi chúng ta bị đánh bởi những cơn gió, làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta. 

Nếu chúng ta xem đức cậy như là một ân ban, thì chúng ta thấy nó như là một biểu hiện cụ thể của mối quan tâm mà Thiên Chúa mang đến cho chúng ta. Nhưng chính ở chỗ trống rỗng cực độ của sự yếu đuối của chúng ta, mà mối quan tâm này trở nên có thể nhận thấy được. Khi chúng ta là những người dễ bị tổn thương nhất, thì Thiên Chúa ban cho chúng ta Thánh Thần hy vọng. Đức cậy thực sự là ân ban của Thiên Chúa cho sự tổn thương của chúng ta. Chính khi chúng ta bị kiệt sức, câm lặng, bất lực, nói cách khác là đối diện với sự tổn thương của chúng ta, trong bóng tối của cuộc đời chúng ta, mà Thiên Chúa đến trong chúng ta để ban lại cho chúng ta sức mạnh. 

Nhưng sự hiện diện của niềm hy vọng không phải là căng thẳng, tàn nhẫn, cũng không ầm ĩ. Nó không đột nhiên biến bóng tối thành ánh sáng, thinh lặng thành hùng hồn. Đức cậy nhẹ nhàng như cơn gió nhẹ. Nó tôn trọng sự tự do của chúng ta, trí tuệ của chúng ta, các cảm xúc của chúng ta. Đức cậy không tước mất chúng ta khỏi óc phê bình, khỏi những kinh nghiệm sa mạc của chúng ta, khỏi những sợ hãi sâu xa của chúng ta. Nó thâm nhập nhẹ nhàng, bảo đảm cho chúng ta sự hiện diện của Thánh Thần ngay giữa lòng đau buồn. Sự hiện diện êm dịu này lại đầy sức mạnh, không phải bằng cường độ nhưng bằng chiều sâu. Chính hơi thở của Chúa Thánh Thần đang đến khi chúng ta rên siết, đảm bảo cho chúng ta rằng khi chúng ta biết đến những giây phút yếu đuối lớn lao nhất, khi chúng ta kiệt sức, thì Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta.

(Còn tiếp)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1539,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,755,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,351,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1033,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1199,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4608,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,564,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,947,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1985,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VII: ĐỨC CẬY )
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VII: ĐỨC CẬY )
Các Nhân Đức, Một Nghệ Thuật Sống (Chương VII: ĐỨC CẬY )
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJiRZSEKW4LMw-vJEh7cYWygcBPye4o7EUVDT7yvnvMQsmJmnA7J-xcX2IcS5Yz-V43ezsZ_1dZ3dMTNxnUHAE6CGhXxvwqd6sK7fHvG8tqSI5mrfog8XTbobowjB4lJPZ32BAqe1Zx3M/w666-h478/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJiRZSEKW4LMw-vJEh7cYWygcBPye4o7EUVDT7yvnvMQsmJmnA7J-xcX2IcS5Yz-V43ezsZ_1dZ3dMTNxnUHAE6CGhXxvwqd6sK7fHvG8tqSI5mrfog8XTbobowjB4lJPZ32BAqe1Zx3M/s72-w666-c-h478/H%25C3%25ACnh+b%25C3%25ACa.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2021/04/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong_15.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2021/04/cac-nhan-uc-mot-nghe-thuat-song-chuong_15.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content