Covid-19 Trong Lăng Kính Đức Tin Kitô Giáo - Lâm Giang (HV)

SHARE:

Văn-Thơ - Covid-19 Trong Lăng Kính Đức Tin Kitô Giáo

Trước cơn đại dịch này, chúng ta được mời gọi sử dụng một loại “vắc xin của đức tin”, một loại vắc xin có công hiệu trong việc điều chỉnh lối sống để làm tăng sức miễn dịch trước sức tấn công tinh thần của Covid-19: đó chính là cầu nguyện trong tin tưởng, sống bác ái yêu thương, và sám hối chân thành.

Từ dịp nghỉ Tết Nguyên Đán Canh Tý, xuất phát từ Thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, đại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona, còn gọi là Covid-19, bắt đầu bùng phát và lây lan một cách nhanh chóng ra khắp Trung quốc đại lục và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. 

Theo công bố của Bộ Y Tế Việt Nam, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên thế giới hiện là 182.403, tử vong 7.114 ca và 78.346 ca đã bình phục, trên tổng số 161 quốc gia, vùng lãnh thổ có người nhiễm. 

Tại Việt Nam, hiện ghi nhận 61 trường hợp nhiễm Covid-19, (số liệu cập nhật ngày 17/3/2020) 

Mức độ nguy hiểm và tốc độ lây nhiễm không chỉ làm hại đến nhân mạng mà còn gây ra rất nhiều xáo trộn trong đời sống kinh tế xã hội của toàn thế giới: nhiều cửa hàng kinh doanh phải đóng cửa, hàng loạt các trường học thông báo nghỉ, thậm chí giải tán các khu lưu trú, tất cả những sự kiện xã hội lẫn sinh hoạt tôn giáo đều bị hủy bỏ để bảo đảm an toàn. Tâm lý xã hội cũng đầy hỗn loạn, người ta lo lắng, hoang mang cho số phận của chính mình và của cả thế giới, lại cũng có nhiều kẻ xấu tận dụng thời cơ để trục lợi, bất kể nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng. 

Trước cơn đại dịch, Giáo hội đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu khẩn cầu Thiên Chúa, xin Ngài chữa lành bệnh tật cho con người. Thế nhưng, giữa bối cảnh xã hội đầy những nỗi âu lo này, có rất nhiều câu hỏi đặt ra, chất vấn chính đời sống đức tin của những người Kitô hữu.

Đây có phải là những ngày tận cùng của thế giới? 

Mức độ nguy hiểm và diễn biến phức tạp của dịch bệnh gây ra một nỗi hoang mang khủng khiếp trong dân chúng. Cuộc sống con người luôn phủ đầy nỗi nơm nớp lo sợ. Rồi người ta bắt đầu đặt câu hỏi: Biết đâu đây là thời gian cuối cùng của thế giới? Có khi nào thế giới sẽ bị hủy diệt theo cách thức này? 

Để trả lời cho câu hỏi, trước tiên, cần lưu ý đến các con số. Quả thật, con số gia tăng chóng mặt của số người nhiễm bệnh khiến chúng ta lo sợ; nhưng nếu so với con số người tự tử năm 2019, thì con số đó chỉ là rất nhỏ (theo https://news.zing.vn/cu-40-giay-co-mot-nguoi-tu-tu-post988941.html trong năm 2019 có đến 800.000 vụ tự tử). Nếu so số người mắc bệnh với dân số hiện tại của thế giới thì đây không phải là một con số đáng kể. Nếu suy nghĩ về mức độ lây lan và nghĩ rằng với tốc độ lây lan như thế thì số người tử vong sẽ là một con số khủng khiếp. Tuy nhiên, nếu nhìn vào số người khỏi bệnh so với số người chết thì đó không phải là một con số thật sự đáng kể.

Nhưng trong cái nhìn đức tin, chúng ta có thể xem đây như một lời cảnh tỉnh. Tính từ khi bước qua thiên niên kỷ thứ ba, đây là một trận đại dịch tác động và gây lo âu cho toàn thế giới. Nhiều người nghĩ rằng tận thế đã đến, nhưng với những số liệu chúng ta đang có, khó có thể nghĩ về điều đó. Đàng khác, cũng cần lưu ý rằng mặc dù trong ngôn ngữ khải huyền, biến cố Chúa quang lâm thường được mô tả kèm với các tai ương, nhưng chúng ta không nên hiểu điều đó theo mặt chữ mà cần lưu ý đến sứ điệp mà các bản văn đó muốn nhắm đến. Hoán cải và được biến đổi là điều cần thiết để con người có thể gặp gỡ Chúa mình trong ngày Người lại đến, bởi lẽ, trong thân phận con người, chúng ta không có khả năng để nhìn thấy Chúa mặt giáp mặt (Cựu Ước luôn luôn nhấn mạnh đến điều này là con người không thể thấy Thiên Chúa mà vẫn sống). 

Trong nghĩa này, Covid-19 đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người. Trước sự lây lan bùng nổ của nạn dịch, người ta nhận ra giá trị của sự sống. Tất cả những hình ảnh về việc chen lấn, xô đẩy nhau để tìm mua thực phẩm và các các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống cho thấy một mối quan tâm về sự sống còn của bản thân và người thân. Một sự quan tâm như thế là một dấu chỉ cho thấy giá trị của sự sống, nhưng cần đẩy xa hơn để thấy một đòi hỏi lớn lao hơn của khao khát sống nơi con người. Đây là thời khắc để chúng ta cho thấy giá trị đích thực của con người, của tình nhân loại và nhất là của tình anh em trong Chúa Kitô. 

 Một cuộc thanh lọc đang diễn ra? 

Với một cái nhìn đức tin như thế thì sự sống của anh chị em tôi cũng là sự sống của tôi. Tôi không dẫm đạp lên người khác để sống và tôi cũng không kết án người khác về những biến cố đang xảy ra ảnh hưởng đến tôi. 

Trên các trang mạng xã hội đã có những hành vi kỳ thị, nhục mạ không phải chỉ thành phố Vũ Hán, nơi phát sinh dịch bệnh, nhưng là cả châu Á. Người ta xem dịch bệnh như là “dành cho châu Á” và cười đùa trên nỗi đau khổ của biết bao con người. Lắm kẻ còn xem đó như là điều đáng có cho một châu lục đang phát triển, cả về con người lẫn về kinh tế. Là những người thuộc châu lục này, chúng ta không thể không cảm thấy buồn lòng về điều đó. Và như là những người có đức tin, chúng ta càng không chấp nhận điều đó.

Lịch sử cứu độ cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã chọn dân tộc Israel làm dân riêng, nhưng Người không loại trừ các dân tộc khác. Sự tồn tại của các dân tộc khác là cần thiết, không chỉ để thanh lọc đức tin của dân thánh nhưng còn giúp họ ý thức hơn về ơn gọi của họ. Hơn thế nữa, Đức Giêsu cũng đến để trao ban ơn cứu độ cho mọi người. Và vì thế, mọi dân tộc đều được mời gọi nhận lãnh ơn cứu độ. Tình huynh đệ trong Chúa Kitô là điều thánh Phaolô đã đề cập đến khi người bảo: “Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,28). 

Niềm xác tín mà thánh Phaolô loan báo đòi buộc người Kitô hữu phải hoán cải, từ bỏ lối sống ích kỉ, thực hành đức yêu thương. Và ở một chỗ khác, thánh nhân cũng nói chỉ có đức ái là tồn tại mãi, và chỉ có những hành động do đức ái thực hiện mới tồn tại vững bền (x. 1Cr 13,3-13). Nếu Thiên Chúa muốn nơi con người sự hoán cải như một cuộc thanh lọc tâm hồn, thì phải chăng bác ái và tình huynh đệ chính là cơ hội để con người sống sự hoán cải đó? 

Thiên Chúa ở đâu? 

Đứng trước những mối đe dọa vượt quá khả năng chống chọi của con người, đặc biệt với vấn đề sự dữ, con người thường tự hỏi “Thiên Chúa ở đâu?” Đây là câu hỏi diễn tả sự nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng nói lên niềm tin tưởng rằng Ngài là nguồn mạch của sự lành. 

Là người Kitô hữu, chúng ta không nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Câu hỏi của chúng ta không phải là “Thiên Chúa ở đâu?” nhưng là “Thiên Chúa muốn nói gì?” trong tình trạng dịch bệnh đang bùng phát khắp nơi. Như các môn đệ Chúa xưa, chúng ta cũng cảm thấy bất lực trước thế lực sự dữ, khi các ngài đặt câu hỏi cho Chúa Giêsu: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” (Mt 17,19). Và cũng như các ngài, chúng ta được mời gọi phải ăn chay, cầu nguyện (x. Mt 17,21). Theo nghĩa này, tình trạng khốn cùng của nhân loại trước dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn có thể đến từ tình trạng yếu kém của chính chúng ta, những môn đệ của Chúa Kitô. 

Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để chế ngự sự dữ và điều quan trọng là chúng ta phải có niềm tin nơi Người. Chúng ta không thể chiến thắng sự dữ bằng sức riêng của mình, đó là điều mà các môn đệ Chúa Kitô đã kinh nghiệm. Sự thất bại của họ là lời thức tỉnh chúng ta trong việc tìm kiếm các giải pháp nhân loại mà quên đi điều quan trọng thiết yếu chính là sự cậy trông nơi Chúa. 

Người môn đệ của Chúa Kitô không thể xem Thiên Chúa như là giải pháp sau cùng khi chúng ta không tìm được một giải pháp nào khác. Đúng hơn, chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm nguồn trợ lực từ nơi Thiên Chúa, qua lời cầu nguyện, ngay cả khi chúng ta có thể giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình. Theo nghĩa này, tin tưởng vào Thiên Chúa không chỉ có nghĩa là tin vào quyền năng của Thiên Chúa, nhưng phải là tinh thần phó thác, dám yên tâm để cho Ngài hành động theo cách của Ngài, sâu xa hơn là chấp nhận Ngài như cứu cánh duy nhất. Vậy phải đặt lại câu hỏi rằng lời cầu nguyện khẩn thiết của mỗi người đang ở trong tâm tình nào, là “biện pháp dự phòng” hay “phao cứu sinh duy nhất”? 

Mặt khác, dòng lịch sử cứu độ cho thấy tầm nhìn của Thiên Chúa và loài người cách xa ngàn trùng. Bàn tay Người hành động nên bao nhiêu việc diệu kì vượt quá khả năng lo lắng của con người. Như thế, sẽ rất ấu trĩ nếu cứ bắt Thiên Chúa phải hành động theo kế hoạch của con người. 

Quay trở về với Chúa trong tâm tình ăn năn thống hối, cầu xin Thiên Chúa ra tay hành động cứu chữa thế giới là điều cần làm, nhưng người Kitô hữu còn phải có thái độ khiêm nhượng thực sự, mới có thể nhìn thấy bàn tay Chúa đang nâng đỡ họ dù trong bất cứ cảnh huống nào. 

Bài học từ Covid-19 

Có thể nói sự tung hoành của Covid -19 xem như một bài học thức tỉnh đáng giá, một dấu chỉ thời đại dành cho con người trong thế giới hôm nay. Hơn bao giờ hết, người Kitô hữu phải đọc các dấu chỉ này trong ánh sáng của Lời Chúa. 

Con người có quyền tự hào về những thành quả từ trí thông minh của mình, nhưng cần phải cẩn thận phân biệt những tiến bộ trần thế với sức phát triển của vương quốc Đức Kitô. Những tiến bộ trần thế vẫn có một tầm quan trọng đối với vương quốc Thiên Chúa, nó có khả năng trình bày một hình ảnh tiên báo thế giới mới, với điều kiện những tiến bộ ấy phải góp phần cải thiện tổ chức xã hội loài người. Sự xuất hiện của một đại dịch có thể xem như một lời mời gọi hoán cải cho tất cả mọi người chúng ta. 

Có thể thấy dịch viêm phổi cấp là một thử thách cho đức tin cho các Kitô hữu. Và với việc nó bùng phát ở đất nước chúng ta trong mùa Chay Thánh, nó thách đố chúng ta khám phá lại lời mời gọi mà chúng ta đã nghe vào ngày đầu của mùa Chay Thánh. Theo nghĩa này, chúng ta được mời gọi sử dụng một loại “vắc xin của đức tin”, một loại vắc xin có công hiệu trong việc điều chỉnh lối sống để làm tăng sức miễn dịch trước sức tấn công tinh thần của Covid-19: đó chính là cầu nguyện trong tin tưởng, sống bác ái yêu thương, và sám hối chân thành. 

Lâm Giang (HV)

COMMENTS

Tên

Bác Ái,60,Bài Giảng Audio,69,Bản tin,1541,BảnTin,1,bâcsi,1,Cáo Phó,60,Chuyên đề,189,Cộng Đoàn,757,Đời tu,8,Gia đình Đa Minh,34,Giáo dục,129,Giáo Hội Hoàn vũ,699,Giáo Hội Việt Nam,353,Giới Thiệu,2,Góc Bếp,1,Hạnh Các Thánh,1,Hội Dòng,1035,Hội Thánh,307,Kiến Thức,69,Kiến Thức Phổ Thông,2,Lời Chúa,3,Mùa Chay và Phục Sinh,1208,Mùa Thường Niên,2344,Mùa Vọng,1,Mùa Vọng và Giáng Sinh,508,Mục Vụ Giáo Xứ,74,Nhà An Dưỡng,4,Nhà Huấn Luyện,182,Núi Thánh Phục Sinh,1,Phụng vụ,3,Radio,126,Radio Tâm Ca,83,RVA,23,Suy Niệm,4617,Suy niệm,1092,Suy Tư,2,Suy Tư - Cảm Nghiệm,687,Sứ Vụ,47,Sư Vụ,4,Sứ vụ,218,Sứ Vụ Giáo Dục,4,Sức khỏe,119,Sưu Tầm,141,Tài liệu,519,Tập San Lên Đường,565,Thần Học,1,Thế giới nhìn từ Vatican,1,Thông Tin,949,Thời Sự,455,Trong nước,2,Truyền Giáo,6,Vatican News,11,Văn Bản,23,Văn Hóa Nghệ Thuật,1986,Văn-Thơ,1,vi,2,Video Clips,1601,Video Nhạc - Phim,568,Videos,7,Youth Radio,52,
ltr
item
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP: Covid-19 Trong Lăng Kính Đức Tin Kitô Giáo - Lâm Giang (HV)
Covid-19 Trong Lăng Kính Đức Tin Kitô Giáo - Lâm Giang (HV)
Văn-Thơ - Covid-19 Trong Lăng Kính Đức Tin Kitô Giáo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZrCDD1hiceQjc5BdershpOov9s5i9Hq9lYeyxyKsAzehFdmhB8vP9BFjfBFxQeDo_m9XvqM2PCw5DmrFLglFowN6EPeIv3tGI37ICrK1ly1SkWk-fDBR-jCNcjfoZ0wsDvFM_BksvaGI/s320/L%25C3%25B2ng+Th%25C6%25B0%25C6%25A1ng+X%25C3%25B3t+Ch%25C3%25BAa.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZrCDD1hiceQjc5BdershpOov9s5i9Hq9lYeyxyKsAzehFdmhB8vP9BFjfBFxQeDo_m9XvqM2PCw5DmrFLglFowN6EPeIv3tGI37ICrK1ly1SkWk-fDBR-jCNcjfoZ0wsDvFM_BksvaGI/s72-c/L%25C3%25B2ng+Th%25C6%25B0%25C6%25A1ng+X%25C3%25B3t+Ch%25C3%25BAa.jpg
HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH GÒ VẤP
https://www.daminhgovap.org/2020/03/covid-19-trong-lang-kinh-uc-tin-kito.html
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/
https://www.daminhgovap.org/2020/03/covid-19-trong-lang-kinh-uc-tin-kito.html
true
3295611318363260226
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Xem bài Reply Cancel reply Delete Bởi Home TRANG POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU NHÃN ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Không tìm thấy bài viết phù hợp với yêu cầu Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content